Hỏa hoạn là một điều không ai muốn xảy ra, tuy nhiên bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các kiến thức cần thiết để không bị bất ngờ và hoảng sợ khi gặp phải những tình huống cháy nổ và giảm thiểu tối đa thiệt hại do cháy gây ra.
Dập tắt đám cháy nếu có thể
Nếu như đám cháy mới hình thành và ngọn lửa không quá lớn bạn có thể sử dụng bình chữa cháy cháy để dập tắt ngọn lửa theo các bước sau: giựt chốt an toàn, lia vòi tới hướng ngọn lửa và bóp tay cầm cho chất chữa cháy được xịt ra làm tắt ngọn lửa.
Với đám cháy lớn và đã làn rộng thì tốt nhất bạn nên tìm cách để thoát khói khu vực cháy càng nhanh càng tốt vì nếu bạn cố gắng ở lại dập lửa sẽ rất nguy hiểm.
Khói từ đám cháy bốc lên có chứa cả các khí độc, nếu bạn hít phải sẽ khiến bạn mất ý thức và ngất đi. Vì vậy nếu đã xác định không dập tắt được thì cần nhanh chóng rời khỏi nơi hỏa hoạn.
Thông báo cho mọi người
Chắc chắn lúc này bạn đang rất hoảng sợ và lo lắng nhưng hãy cố gắng hô hào, la lớn để chắc chắn mọi người trong khu vực đều biết và kịp thời ứng phó cũng như giúp đỡ bạn.
Nếu khu vực có chuông báo cháy chưa kịp hoạt động, hãy nhấn nút báo cháy ngay lập tức. Nếu được thông báo sớm thì cơ hội thoát nạn của bạn và những người khác sẽ được tăng cao hơn.
Nếu bạn chắc chắn trong căn phòng bị cháy không còn người thì nên đóng cửa phòng lại để khói trong phòng không thoát ra ngoài.
Nếu quần áo bạn bị bắt lửa
Trong lúc hỏa hoạn rất có thể quần áo bạn sẽ bị bắt lửa, lúc này bạn sẽ phải làm gì? Nếu bạn không có hiểu biết thì trong tình huống này rất dễ khiến bạn không kiểm soát được mình vì sợ hãi.
Đừng cố chạy vì gió sẽ làm lửa cháy lớn và nhanh hơn. Lúc này bạn cần nắm xuống đất, lăn qua lăn lại hoặc dùng chăn mền để che lên ngọn lửa, điều này sẽ ngăn chặn nguồn oxy duy trì sự cháy.
Sử dụng khăn ướt, khăn bịt mặt hay mặt nạ chống khói (nếu có), di chuyển sát mặt đất để hạn chế hít phải khói độc.
Nếu bạn bị kẹt trong phòng
Lúc này bạn cần nhạnh chóng bịt các khe hở bằng vải, chăn, mền thấm nước để khói không bay vào trong phòng.
Di chuyển ra khu vực gần cửa sổ hoặc ban công để có được không khí trong lành. Sử dụng quần áo, khăn màu để vẫy làm tín hiệu cho mọi người và lính cứu hỏa phát hiện ra bạn.
Nếu bạn được phát hiện càng sớm thì cơ hội được cứu thoát sẽ càng cao nên lúc này bạn cần bình tĩnh và sử dụng những kiến thức đã biết để giải cứu cho mình.
Khi đã thoát ra ngoài
Tuyệt đối không quay lại để lấy đồ đạc cho dù nó có quan trọng như thế nào vì bạn không thể biết những gì đang có bên trong.
Nếu còn người thân bên trong thì cần gọi sự giúp đỡ của cảnh sát cứu hóa và không nên tự ý xông vào cứu người vì có thể ảnh hưởng đến quá trình cứu hộ của lực lượng cứu hộ.
Có thể lúc thoát được ra bên ngoài bạn cảm thấy không sao, tuy nhiên bạn vẫn nên đi khám lại để chắc chắn vì khói và khí độc có thể sẽ ảnh hưởng đến bạn trong những ngày sau đó.
Cách phòng tránh hỏa hoạn trong gia đình:
Giữ an toàn trong bếp
Có rất nhiều vụ cháy nổ liên quan đến viêc nấu ăn trong nhà bếp, có nhiều thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng sẽ là mối nguy hại bất cứ lúc nào. Dưới đây là một số cách để giữ an toàn cháy nổ trong nhà bếp.
- Không để trẻ em trong nhà bếp mà không giám sát và luôn để chúng cách xa các loại bếp điện, bếp gas, lò nướng… khi nấu ăn.
- Nhớ tắt tất cả các thiết bị nấu ăn bằng điện và gas sau khi sử dụng.
- Luôn theo sát quá trình nấu ăn của mình, không nên làm thêm những việc khác khi đang nấu ăn.
- Giữ cho khăn lót nồi, khăn giấy, găng tay và các vật liệu dễ cháy sử dụng trong bếp xa các nguồn nhiệt.
- Không được sử dụng nước để chữa cháy đối với các đám cháy do dầu mỡ gây ra vì điều này có thể làm đám cháy bùng lên mạnh hơn và có thể gây nguy hiểm cho bạn.
- Nếu dầu ăn trong chảo bị bắt lửa, hãy tắt bếp ngay lập tức. Điều này vẫn thường xảy ra trong quá trình bạn xào đồ ăn, tuy nhiên không nên coi thường vì nếu lửa quá mạnh có thể khiến ngọn lửa bốc lên cao rất nguy hiểm.
- Nếu có lửa trong lò vì sóng của bạn, lập tức tắt điện và rút dây nguồn ra. Không nên mở cửa lò ra khi mà ngọn lửa chưa tắt hẳn.
Giữ an toàn trong nhà
Tuy không tiếp xúc với lửa nhiều như trong nhà bếp nhưng hầu hết các phòng trong nhà đều có nhiều hệ thống điện và các thiết bị điện tử có thể gây sự cố cháy nổ.
- Lắp đặt bảng điện không để bị quá tải
- Đảm bảo các thiết bị điện tử như máy tính xách tay, TV và màn hình, không quá nóng. Không khí thông thoáng cũng giúp ngăn ngừa quá nhiệt và giảm nguy cơ hỏa hoạn.
- Thường xuyên kiểm tra xem tất cả các phích cắm được cố định chắc chắn trong các bảng điện và không có bụi tích tụ trong ổ cắm. Nếu bạn thấy hư hỏng, hãy gọi thợ điện chuyên nghiệp thay thế ổ cắm hoặc phích cắm.
- Giữ cho màn cửa, khăn trải bàn và khăn trải giường cách xa các thiết bị điện và ngọn lửa.
- Luôn nhớ dập tắt nến hay bất cứ ngọn lửa đang cháy nào khác trước khi đi ngủ.
- Không để các thiết bị điện như máy sấy tóc, máy duỗi tóc và máy tính xách tay trên giường.
- Nhớ tắt các thiết bị nhiệt như lò sưởi điện, máy duỗi tóc, bàn là trước khi đi ngủ hoặc ra ngoài.
- Hãy làm theo đúng hướng dẫn liên quan đến việc sử dụng các thiết bị điện.
Những điều cần nhớ khi thoát hiểm:
- Đừng cố mang theo những đồ có giá trị, những vật nặng chiếm diện tích, ảnh hưởng đến quá trình thoát hiểm.
- Hầu hết mọi người đều do hít phải khói độc của vụ cháy, không có oxy để thở dẫn đến ngạt. Chính vì vậy, bạn hãy bò trên sàn nhà nếu có khói vì đây là nơi mà không khí sẽ thoáng và sạch nhất. Bạn nên để mũi càng thấp càng tốt, nhớ rằng khói rất độc và chúng có thể sẽ giết bạn.
- Khi ra ngoài, chỉ mở cảnh cửa mà bạn bạn cần và đóng tất cả các cửa đang mở để ngăn đám cháy lan rộng. Tuy nhiên, trước khi mở cửa, bạn hãy đặt mu bàn tay lên cánh cửa, nếu thấy ấm, đừng mở vì rất có khả năng mặt kia của cánh cửa đang cháy. Thay vì dùng lòng bàn tay, bạn hãy dùng mu bàn tay để thử. Đó là vì lòng bàn tay bị bỏng sẽ gây khó khăn trong việc thoát thân hoặc khi bạn bò hay xuống thang cứu hỏa.
- Nếu đang chạy thoát cùng những người khác, các bạn hãy đi cùng nhau nếu có thể.
- Rất có thể lối thoát bị cháy hoặc có nhiều khói, vì vậy bạn cần phải biết những lối thoát khác ở chỗ nào. Ngoài ra, nếu bạn sinh sống trong chung cư cao tầng thì bạn cũng cần phải biết cách tốt nhất đến cầu thang hay các lối thoát hiểm.
- Nếu bạn thấy có khói trong nhà, hãy giữ cơ thể mình ở vị trí thấp nhất gần sàn khi tìm đường thoát hiểm. Bạn có biết rằng trong một đám cháy, khói và khí độc làm nhiều người bị hại hơn là lửa. Bạn sẽ hít ít khói độc hơn nếu cơ thể ở gần sát nền nhà. Vì khói sẽ bay lên cao nên nếu có khói khi bạn đang trên đường thoát hiểm thì ở vị trí thấp có nghĩa bạn bò dưới khói. Bạn có thể cúi sát xuống sàn nhà, bò bằng bàn tay và đầu gối dưới đám khói để bảo vệ tính mạng của mình.
- Thoát hiểm qua cửa dẫn ra ngoài chính là lựa chọn đầu tiên của bạn, nhưng trước hết bạn cũng phải kiểm tra xem cửa sổ có thể là lối chạy thoát được không. Thậm chí cửa sổ trên tầng cao cũng đem lại lợi ích khi bạn cần sự giúp đỡ từ lính cứu hỏa.
- Khi có đám cháy, bạn nên bỏ tại tất cả kể cả thú cưng hay những đồ có giá trị theo người. Điều quan trọng nhất bây giờ là bạn phải ra được ngoài an toàn. Bạn cũng cần nhớ rằng không nên ở lại trong nhà lâu hơn thời gian mà bạn bắt buộc phải ở trong đó, cho dù là để gọi xe cứu hỏa vì rất có thể đã có người ở bên ngoài đã gọi giúp bạn. Khi đã ra ngoài, đừng quay lại để lấy bất cứ thứ gì.
Các lưu ý khác:
- Sử dụng khăn ướt, khăn bịt mặt cũng như mặt nạ chống khói, di chuyển thấp sát mặt sàn sẽ giúp bạn hạn chế hít phải khí độc.
- Tuyệt đối không sử dụng thang máy khi có hỏa hoạn, chủ động thoát hiểm bằng cầu thang bộ, nếu thấy khói bốc lên từ tầng dưới thì bạn phải đi ngược lên trên và gọi cứu hộ.
- Chủ động sử dụng các thiết bị dự phòng như dùng khăn ướt che mặt, mặt nạ chống khói để thoát khỏi đám cháy nhanh chóng và an toàn nhất.
- Không quay lại đám cháy
Nếu đã thoát ra khỏi đám cháy được, bạn nên tìm đến một nơi an toàn gần nhà để đợi. Nếu còn có những người khác vẫn đang mắc kẹt trong đám cháy, hãy đợi đội lính cứu hỏa tới. Điều bạn cần làm bây giờ là nói với họ về những người bị mắc kẹt và họ sẽ giúp bạn tìm người thân trong nhà. Tốt nhất là bạn không nên quay lại nhà bị cháy, bởi bạn sẽ vô tình khiến cho công việc của những cứu người của lính cứu hỏa bị chậm lại, đồng thời tự đặt bản thân vào tình huống nguy hiểm.